Tử vi & Phong thủy
Cơ bản về ÂM DƯƠNG, NGŨ HÀNH & CAN CHI: Định nghĩa và các mối quan hệ
[CPA] Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản đến bạn đọc về định nghĩa của Âm Dương, Ngũ Hành, Can Chi và chỉ ra mối quan hệ giữa chúng. Nếu bạn muốn tìm hiểu về Tử vi – Phong thủy mà không biết bắt đầu tư đâu thì bạn nên xem bên dưới nhé!
TỔNG QUAN NĂM NAY - QUÝ MÃO 2023:
Năm Quý Mão là năm nào? Những người sinh năm Quý Mão trước đây và sắp tới là: ...1663, 1723, 1783, 1843, 1903, 1963, 2023, 2083, 2143... (± 60)
=> Xem thêm: Lục thập hoa giáp
Tổng quan về Can Chi, Ngũ Hành năm Quý Mão 2023:
- Năm Quý Mão 2023 theo Dương lịch: 22/01/2023 - 09/02/2024 (ngày bắt đầu và kết thúc năm Quý Mão 2023)
- Thiên Can: Quý - can đứng thứ 10 trong 10 Thiên Can (10 Thiên Can: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý) => Thiên can Quý tương hợp với Mậu và tương hình với Đinh, Kỷ
- Địa Chi: Mão (Mèo/Thỏ) - con giáp thứ 4 trong 12 Con Giáp (hay 12 Địa Chi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi) => Địa chi Mão tam hợp gồm: Hợi – Mão – Mùi và tứ hành xung là Tý – Ngọ – Mão – Dậu
- Mệnh Ngũ Hành: những người sinh năm Quý Mão 2023 là người thuộc mệnh Kim - Kim Bạch Kim - Vàng pha bạc => Mệnh Kim Bạch Kim tương sinh với mệnh Thuỷ, Thổ và khắc với Hoả, Mộc.
=> Xem thêm: Tổng quan năm 2023; Cơ bản về Âm dương, Ngũ hành & Can Chi
Những khái niệm cơ bản
Âm dương là gì?

Âm dương là gì?
Dịch có Thái cực, Thái cực sinh Lưỡng nghi. Lưỡng nghi sinh Tứ tượng. Tứ tượng sinh Bát quái. Bát quái định Cát hung. Cát hung sinh Đại nghiệp. Lưỡng nghi chính là âm và dương. 1 âm 1 dương gọi là Đạo. Hiểu một cách cơ bản nhất âm và dương có thể biểu thị các sự vật đối lập nhau, đồng thời biểu thị hai phương diện đặc tính của sự vật (trời – đất, mặt trời – mặt trăng, núi – sông, vận động – đứng yên tĩnh lặng, đực – cái, nam – nữ, sáng – tối, vô hình – hữu hình,…).
Ngũ hành là gì?

Ngũ hành là gì?
Người xưa thấy có 5 loại vật chất chính tồn tại trên trái đất: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ và đem các hiện tượng trong thiên nhiên vào trong cơ thể con người và xếp theo 5 loại vật chất trên gọi là ngũ hành. Ngũ hành còn có ý nghĩa nữa là sự vận động, chuyển hóa các vật chất trong thiên nhiên và của tạng phủ trong cơ thể.
Thiên Can – Địa Chi là gì?
Thiên Can – Địa Chi hay Thập Thiên Can – Thập Nhị Địa Chi và được gọi tắt là Can Chi, đây là những đơn vị rất quen thuộc và gần gũi đối với người dân Á Đông, thường được sử dụng trong việc tính hệ thống lịch pháp cũng như các ngành học thuật khác.
Thiên Can
Thập Thiên Can (tức 10 Thiên Can) gồm có: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý
Ý nghĩa của 10 Thiên Can:
- Giáp: Có nghĩa là mở, ý chỉ dấu hiệu vạn vật được tách ra, bắt nguồn sự sống
- Ất: Có nghĩa là kéo, ý chỉ quá trình vạn vật bắt đầu quá trình nhú mầm, sinh trưởng
- Bính: Có nghĩa là sự đột ngột, khi vạn vật bắt đầu lộ ra trên mặt đất
- Đinh: Có nghĩa là mạnh mẽ, khi vạn vật bước vào quá trình phát triển mạnh mẽ
- Mậu: Có nghĩa là rậm rạp, tức chỉ giai đoạn vạn vật bắt đầu xanh tốt
- Kỷ: Có nghĩa là ghi nhớ, chỉ giai đoạn vạn vật bắt đầu thành hình để phân biệt được
- Canh: Có nghĩa là chắc lại, khi vạn vật bắt đầu kết quả
- Tân: Có nghĩa là mới, vạn vật bước vào thời kỳ thu hoạch
- Nhâm: Có nghĩa là gánh vác, ý chỉ dương khí có tác dụng nuôi dưỡng vạn vật
- Quý: Có nghĩa là đo, chỉ sự vật khi đã có thể đo lường được
Địa Chi
Thập nhị Địa Chi (tức 12 Địa Chi) gồm có: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi
Ý nghĩa của 12 Địa chi:
- Tý: Là nuôi dưỡng, tu bổ, tức vạn vật bắt đầu nảy nở nhờ có dương khí
- Sửu: Là kết lại, khi các mầm non tiếp tục quá trình lớn lên
- Dần: Là sự thay đổi, dẫn dắt, khi các mầm non bắt đầu vươn lên khỏi mặt đất
- Mão: Là đội, khi tất cả vạn vật đã nứt khỏi mặt đất để vươn lên
- Thìn: Là chấn động, chỉ quá trình phát triển của vạn vật sau khi trải qua biến động
- Tị: Là bắt đầu, khi vạn vật đã có sự khởi đầu
- Ngọ: Là tỏa ra, khi vạn vậy đã bắt đầu mọc cành lá
- Mùi: Là ám muội, khi khí âm bắt đầu xuất hiện, khiến vạn vật có chiều hướng phát triển yếu đi
- Thân: Là thân thể, khi vạn vật đều đã trưởng thành
- Dậu: Là sự già cỗi, khi vạn vật đã già đi
- Tuất : Là diệt, tức chỉ đến một thời điểm nào đó, vạt vật sẽ đều suy yếu và diệt vong
- Hợi: Là hạt, khi vạn vật lại quay trở về hình hài hạt cứng
>> Xem thêm: Lục thập hoa giáp: 60 tổ hợp Can Chi
Ngũ hành Tương sinh – Tương khắc
Ngũ hành Tương sinh
Luật tương sinh: Tương sinh nghĩa là cùng thúc đẩy, hỗ trợ nhau để sinh trưởng, phát triển.
- Mộc sinh Hỏa: Cây khô sinh ra lửa, Hỏa lấy Mộc làm nguyên liệu đốt.
- Hỏa sinh Thổ: Lửa đốt cháy mọi thứ thành tro bụi, tro bụi vun đắp thành đất.
- Thổ sinh Kim: Kim loại, quặng hình thành từ trong đất.
- Kim sinh Thủy: Kim loại nếu bị nung chảy ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra dung dịch ở thể lỏng.
- Thủy sinh Mộc: Nước duy trì sự sống của cây.
Ngũ hành Tương khắc
Luật tương khắc: Tương khắc là sự áp chế, sát phạt cản trở sinh trưởng, phát triển của nhau.
- Thủy khắc Hỏa: Nước sẽ dập tắt lửa
- Hỏa khắc Kim: Lửa mạnh sẽ nung chảy kim loại
- Kim khắc Mộc: Kim loại được rèn thành dao, kéo để chặt đổ cây.
- Mộc khắc Thổ: Cây hút hết chất dinh dưỡng khiến đất trở nên khô cằn.
- Thổ khắc Thủy: Đất hút nước, có thể ngăn chặn được dòng chảy của nước.
Ngoài quy luật tương sinh tương khắc, còn có Ngũ hành phản sinh (sinh nhiều quá đôi khi trở thành tai hại) và Ngũ hành phản khắc (cái nó khắc có nội lực quá lớn sẽ khiến cho nó bị tổn thương, không còn khả năng khắc hành khác nữa).
Bảng tra cứu Ngũ hành tương ứng
Sau đây chúng tôi tổng hợp các sự vật, con vật, hiện tượng, trạng thái, thời gian… gọi chung là các sự vật & hiện tượng thành Bảng tra cứu Ngũ hành tương ứng:
Ngũ hành | Mộc | Hoả | Thổ | Kim | Thủy |
Thời gian trong ngày | Rạng sáng | Giữa trưa | Chiều | Tối | Nửa đêm |
Giai đoạn | Sinh Dương cực | Hoàn chỉnh Dương cực | Âm-Dương cân bằng | Sinh Âm cực | Hoàn chỉnh Âm cực |
Năng lượng | Nảy sinh | Mở rộng | Cân bằng | Thu nhỏ | Bảo tồn |
Bốn phương | Đông | Nam | Trung tâm | Tây | Bắc |
Bốn mùa | Xuân | Hạ | Giao mùa (18 ngày cuối các mùa) | Thu | Đông |
Thời tiết | Gió (ấm) | Nóng | Ẩm | Mát (sương) | Lạnh |
Màu sắc | Xanh Lục | Đỏ | Vàng | Trắng/Da Cam | Đen/Xanh lam |
Thế đất | Dài | Nhọn | Vuông | Tròn | Ngoằn ngèo |
Trạng thái | Sinh | Trưởng | Hóa | Thâu | Tàng |
Vật biểu | Thanh Long | Chu Tước | Kỳ Lân | Bạch Hổ | Huyền Vũ |
Mùi vị | Chua | Đắng | Ngọt | Cay | Mặn |
Cơ thể | Gân | Mạch | Thịt | Da lông | Xương tuỷ não |
Ngũ tạng | Can (gan) | Tâm (tim) | Tỳ (hệ tiêu hoá) | Phế (phổi) | Thận |
Lục phủ | Đởm (mật) | Tiểu trường (ruột non) | Vị (dạ dày) | Đại trường (ruột già) | Bàng quang |
Ngũ khiếu | Mắt | Lưỡi | Miệng | Mũi | Tai |
Ngũ tân | Bùn phân | Mồ hôi | Nước dãi | Nước mắt | Nước tiểu |
Ngũ đức | Nhân | Lễ | Týn | Nghĩa | Trí |
Xúc cảm | Giận | Mừng | Lo | Buồn | Sợ |
Giọng | Ca | Cười | Khóc | Nói (la, hét, hô) | Rên |
Thú nuôi | Chó | Dê/Cừu | Trâu/Bò | Gà | Heo |
Hoa quả | Mận | Mơ | Táo tàu | Đào | Hạt dẻ |
Ngũ cốc | Lúa mì | Đậu | Gạo | Ngô | Hạt kê |
Thập can | +Giáp, -Ất | +Bính, -Đinh | +Mậu, -Kỷ | +Canh, -Tân | +Nhâm, -Quý |
Thập nhị chi | +Dần, -Mão | -Tỵ, +Ngọ | +Thìn, +Tuất, -Sửu, -Mùi | +Thân, -Dậu | +Tý, -Hợi |
Trạng Thái | Sinh Trưởng | Nhiệt Năng | Đất Đại | Cứng rắn, Cố kết | Lưu Động, Không ngừng |
Thiên Can trong các mối quan hệ
Thiên Can với Âm dương
Với quy luật Âm dương, Thiên Can có thuộc tính Âm Dương như sau:
- Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm thuộc Dương (+)
- Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý thuộc Âm (-)
Thiên Can với Ngũ hành
Với quy luật Ngũ hành, Thiên Can có thuộc tính Ngũ hành như sau:
- Giáp, Ất thuộc Mộc
- Bính, Đinh thuộc Hỏa
- Mậu, Kỷ thuộc Thổ
- Canh, Tân thuộc Kim
- Nhâm, Quý thuộc Thủy
Thiên Can với Âm dương – Ngũ hành
Ngũ hành đều có thuộc tính âm dương riêng, âm dương cũng phân thành 5 loại, cả hai kết hợp tạo thành Thiên can và Địa chi. Trong Thiên can đều phân thành âm dương, tổng cộng có 5 cặp Thiên can, Địa chi cũng giống vậy nhưng Thổ có 4 loại do đó tổng cộng có 12. Thuộc tính Âm dương ngũ hành của Thiên Can:
# | Kim | Mộc | Thủy | Hỏa | Thổ |
Dương (+) |
Dương Kim (Canh) giống như đao kiếm trong chinh chiến, chủ vé sát khí của thiên địa. | Dương Mộc (Giáp) hùng tráng và cương cứng, như cây cao chọc trời có thể đứng sừng sững ngàn năm. | Dương Thuỷ (Nhâm) mạnh mẽ, dồi dào, chảy liên tục không ngừng, dễ tiến mà khó lùi. | Dương Hoả (Bính) mạnh mẽ, như Hoả từ mặt trời, có thể dung hoà vạn vật. | Dương Thổ (Mậu) cao dày, cứng cáp như bức tường thành. |
Âm (-) |
Âm Kim (Tân), như vàng bạc châu báu, dễ chịu ấm áp, thích hợp làm trang sức. | Âm Mộc (Ất), mềm mại khúc khuỷu, như cây thân leo, không sợ bị chặt phá. | Âm Thuỷ (Quý) mém mại kéo dài, thế nước yên bình như nước hổ tĩnh lặng. | Âm Hoả (Đinh), bên ngoài thì mém mại mà trong thì sáng sủa, giống như ngọn đèn giữa nhân gian. | Âm Thổ (Kỷ) mỏng, thấp, mém, ẩm, có thể che chở vạn vật, giống như đất ở đồng ruộng. |
Thiên Can với Thiên Can (Thiên Can xung hóa)
Thiên Can với Thiên Can ta có các mối quan hệ: Thiên Can hợp hóa, Thiên Can tương xung, Thiên Can sinh khắc.
Thiên Can hợp hóa
Hợp hóa suy diễn từ nguyên lý sinh khắc Ngũ hành, như Giáp là Mộc dương, Kỷ là Thổ âm, Mộc khắc Thổ nhưng khác tính hút nhau, do đó Giáp Kỷ tương hợp.
- Giáp và Kỷ hợp (hợp trung chính), hóa Thổ, chủ về tín.
- Ất và Canh hợp (hợp nhân nghĩa), hóa Kim, chủ về nghĩa.
- Bính và Tân hợp (hợp uy thế), hóa Thủy, chủ về trí.
- Đinh và Nhâm hợp (hợp nhân từ), hóa Mộc, chủ về nhân.
- Mậu và Quý hợp (hợp đa lễ), hóa Hỏa, chủ về lễ.
Thiên Can tương xung
Thiên can tương xung suy diễn từ nguyên lý Ngũ hành xung khắc, như Giáp là Mộc dương, Canh là Kim dương, Kim khắc Mộc, cùng tính đẩy nhau, cả hai có phương vị đối nhau do đó tương xung.
- Giáp, Canh tương xung
- Ất, Tân tương xung
- Nhâm, Bính tương xung
- Quý, Đinh tương xung
- Mậu, Kỷ Thổ ở giữa, do đó không xung
Thiên Can sinh khắc
Như đã nói ở trên, mỗi Thiên Can đều có ngũ hành riêng: Giáp Ất thuộc Mộc; Bính Đinh thuộc Hỏa; Canh Tân thuộc Kim; Nhâm Quý thuộc Thủy. Giữa các ngũ hành thì có mối quan hệ tương sinh tương khắc, dẫn đến giữa các Thiên Can với nhau cũng phát sinh mối quan hệ sinh khắc này.
Địa Chi trong các mối quan hệ
Mỗi Địa Chi có rất nhiều loại thuộc tính tương ứng, một vài thuộc tính cơ bản như: âm dương, ngũ hành, phương vị, hình tướng.
Địa Chi với Âm dương
Với quy luật Âm dương, Địa Chi có thuộc tính Âm Dương như sau:
- Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất thuộc dương (+)
- Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi thuộc âm (-)
Địa Chi với Ngũ hành
Với quy luật Ngũ hành, Địa Chi có thuộc tính Ngũ hành như sau:
- Tý, Hợi thuộc Thủy
- Dần, Mão thuộc Mộc
- Tỵ, Ngọ thuộc Hỏa
- Thân, Dậu thuộc Kim
- Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thuộc Thổ
Địa Chi với Phương vị
Với Phương vị, Địa Chi có thuộc tính Phương vị như sau:
- Tý đối ứng phương Bắc
- Sửu, Dần đối ứng Đông Bắc
- Mão đối ứng phương Đông
- Thìn, Tỵ đối ứng Đông Nam
- Ngọ đối ứng phương Nam
- Mùi, Thân đốỉ ứng Tây Nam
- Dậu đối ứng phương Tây
- Tuất, Hợi đối ứng Tây Bắc
Mỗi phương vị thích hợp với một con giáp. Treo tranh hoặc đặt các vật phẩm phong thủy hợp với con giáp của mình cũng mang một lợi thế nhất định:
Phương vị | Hợp | Kỵ | ||
Địa Chi | Lục hợp | Tam hợp | Tương xung | |
Đông | Mão | Tuất | Hợi, Mùi | Dậu |
Đông Nam | Thìn, Tị | Dậu, Thân | Thân, Tý, Sửu, Dậu | Tuất, Hợi |
Nam | Ngọ | Mùi | Dần, Tuất | Tý |
Tây Nam | Mùi, Thân | Ngọ, Tị | Hợi, Mão, Tí, Thìn | Sửu, Dần |
Tây | Dậu | Thìn | Tị, Sửu | Mão |
Tây Bắc | Tuất, Hợi | Mão, Dần | Dần, Mão, Ngọ, Mùi | Thìn, Tị |
Bắc | Tý | Ngọ | Thân, Thìn | Ngọ |
Đông Bắc | Sửu, Dần | Tý, Hợi | Tị, Dậu, Ngọ, Tuất | Mùi, Thân |
Địa Chi với Hình tướng
Với Hình tướng, Địa Chi có thuộc tính Hình tướng như sau:
Tý là chuột, Sửu là trâu, Dần là hổ, Mão là thỏ (mèo), Thìn là rồng, Tỵ là rắn, Ngọ là ngựa, Mùi là dê, Thân là khỉ, Dậu là gà, Tuất là chó, Hợi là lợn.
Trong Địa chi “Tý, Ngọ, Mão, Dậu” còn gọi là “tứ chính” (nằm ở “chính vị Tứ phương” hoặc “Tứ trọng” (tháng thứ 2 của mỗi mùa). “Thìn, Tuất, Sửu, Mùi” còn gọi là “Tứ mộ” hoặc “Tứ quý” (tháng cuối cùng của mỗi mùa) hoặc “tứ duy” (là chính vị của Đông Bắc, Đông Nam, Tây Nam, Tây Bắc). “Dần, Thân, Tỵ, Hợi” còn gọi là “Tứ mã” (Dịch mã của tam hợp cục) hoặc “Tứ mạnh” (tháng đầu của mỗi mùa).
Địa Chi với Tứ quý
Địa chi không chỉ có thuộc tính ngũ hành phương vị riêng, mà còn đại diện cho tháng, lần lượt thuộc về bốn mùa.
- Dần, Mão thuộc Mộc, Thìn thuộc Thổ, cùng thuộc phương đông, đối ứng với mùa Xuân
- Tỵ, Ngọ thuộc Hỏa, Mùi thuộc Thổ, cùng thuộc phương nam, đối ứng với mùa Hạ
- Thân, Dậu thuộc Kim, Tuất thuộc Thổ, cùng thuộc phương tây, ứng với mùa Thu
- Hợi, Tý thuộc Thủy, Sửu thuộc Thổ, cùng thuộc phương bắc, ứng với mùa Đông
* Bảng tổng hợp các thuộc tính của Địa chi với Âm dương, Ngũ hành, Phương vị, Hình tướng và Tứ quý
Địa chi | Tý | Sửu | Dần | Mão | Thìn | Tỵ | Ngọ | Mùi | Thân | Dậu | Tuất | Hợi |
Ngũ hành | Thủy | Thổ | Mộc | Mộc | Thổ | Hỏa | Hỏa | Thổ | Kim | Kim | Thổ | Thủy |
Âm dương | + | – | + | – | + | – | + | – | + | – | + | – |
Phương vị | Bắc | Đông Bắc | Đông | Đông Nam | Nam | Tây Nam | Tây | Tây Bắc | ||||
Tứ quý | Đông | Xuân | Hạ | Thu | Đông | |||||||
Thuộc tướng | Chuột | Trâu | Hổ | Mèo | Rồng | Rắn | Ngựa | Dê | Khỉ | Gà | Chó | Lợn |
Địa Chi với Giờ, Tháng và Tiết khí
Ngoài những thuộc tính trên, Địa chi còn đại biểu cho Tháng, Giờ và Tiết khí.
- Giả sử là tháng Tý, sẽ tương đương với tháng 11 âm lịch, tương đương từ 7/12 đến 4/1 dương lịch, ở vào khoảng tiết khí Đại tuyết và Tiểu hàn
- Giả sử là giờ Tý, sẽ tương đương từ 23h đến 1h
Tham khảo bảng sau:
Địa chi | Tháng | Tiết khí | Dương lịch | Giờ |
Tý | 11 | Đại tuyết – Tiếu hàn | 7/12 – 4/1 | 23h – 1h |
Sửu | 12 | Tiếu hàn – Lập xuân | 5/1 – 3/2 | 1h – 3h |
Dần | 1 | Lập xuân – Kinh trập | 4/2 – 4/3 | 3h – 5h |
Mão | 2 | Kinh trập – Thanh minh | 5/3 – 4/4 | 5h – 7h |
Thìn | 3 | Thanh minh – Lập hạ | 5/4 – 4/5 | 7h – 9h |
Tỵ | 4 | Lập hạ – Mang chủng | 5/5 – 4/6 | 9h – 11h |
Ngọ | 5 | Mang chủng – Tiếu thử | 5/6 – 6/7 | 11h – 13h |
Mùi | 6 | Tiêu thử – Lập thu | 7/7 – 6/8 | 13h – 15h |
Thân | 7 | Lập thu – Bạch lộ | 7/8 – 6/9 | 15h – 17h |
Dậu | 8 | Bach lộ – Hàn lộ | 7/9 – 7/10 | 17h – 19h |
Tuất | 9 | Hàn lộ – Lập đông | 8/10 – 6/11 | 19h – 21h |
Hợi | 10 | Lập đông – Đại tuyết | 7/11 – 6/12 | 21h – 23h |
Từ bảng trên đây, bạn có thể tra cứu được tháng nào đó là con gì, giờ nào đó là giờ con gì. Thí dụ người ta nói giờ Tý là bạn biết ngay đó là khoảng 23h đến 1h.

Vòng tròn 12 tháng ứng với 12 tiết khí trong năm
Địa Chi với Địa Chi (Địa Chi hợp xung hình hại)
Địa chi với Địa chi ta có các mối quan hệ: Địa chi lục hợp, Địa chi lục xung, Địa chi lục hại, Địa chi lục phá, Địa chi tam hợp, Địa chi tứ hành xung, Địa chi bán tam hợp, Địa chi tam bội, Địa chi tương hình.
Địa Chi tam hợp
- Thân, Tý, Thìn tam hợp hóa Thủy âm
- Hợi, Mão, Mùi tam hợp hóa Mộc dương
- Dần, Ngọ, Tuất tam hợp hóa Hỏa âm
- Tỵ, Dậu, Sửu tam hợp hóa Kim dương
Địa Chi tứ hành xung
- Dần, Thân, Tỵ, Hợi
- Thìn, Tuất, Sửu, Mùi
- Tý, Ngọ, Mão, Dậu
Địa Chi lục hợp (nhị hợp)
- Tý, Sửu hợp hóa âm Thổ
- Dần, Hợi hợp hóa Mộc dương
- Mão, Tuất hợp hóa Hỏa âm
- Thìn, Dậu hợp hóa Kim dương
- Tỵ, Thân hợp hóa Thủy âm
- Ngọ, Mùi hợp hóa Hỏa dương
Địa Chi lục xung
- Tý Ngọ tương xung (cả đời không yên bề, hay xảy ra cãi cọ)
- Sửu Mùi tương xung (luôn xui xẻo và gặp nhiều trở ngại)
- Dần Thân tương xung (đa tình nhưng thích quản giáo chuyện nhỏ nhặt, thích tham gia vào chuyện của người khác)
- Thìn Tuất tương xung (thích giúp đỡ người khác nhưng thường gây ra chuyện nhiều hơn)
- Mão Dậu tương xung (hay nuốt lời, không giữ được chữ tín, nhiều ưu sầu, bị phiền phức bởi chuyện tình cảm trai gái)
- Tỵ Hợi tương xung (thích giúp đỡ người khác nhưng hay làm việc không cần thiết)
Địa Chi lục hại
- Tý Mùi tương hại (anh chị em trong nhà dễ xích mích, gây lộn đánh nhau)
- Sửu Ngọ tương hại (tính tình nóng nảy, thiếu tính nhẫn nại, dễ gây gổ, xích mích với người ngoài gây tai tiếng không hay)
- Dần Tỵ tương hại (hay bị ốm đau bệnh tật)
- Mão Thìn tương hại (tính tình nóng nảy, thiếu tính nhẫn nại, dễ gây gổ, xích mích với người ngoài gây tai tiếng không hay)
- Thân Hợi tương hại (hay bị ốm đau bệnh tật)
- Dậu Tuất tương hại (là việc đố kỵ nhau, đánh nhau dễ gây vết thương lớn trên mặt)
Tý Mùi tương hại, bởi vì: Mùi Sửu tương xung, Mùi xung mất Sửu, mà Sửu lại hợp với Tý nên Tý không còn gì để hợp (do Sửu đã bị Mùi xung rồi) cho nên mới nói Mùi đã hại Tý hay Tý Mùi tương hại. Các trường hợp khác suy luận tương tự.
Địa Chi lục phá
Trong 12 Địa chi có 6 bộ lục phá, nghĩa là người này có thể phá của người kia, bao gồm:
- Tý và Dậu: Tý thuộc dương còn Dậu thuộc âm
- Sửu và Thìn : Thìn thuộc dương còn Sửu thuộc âm
- Dần và Hợi: Dần thuộc dương còn Hợi thuộc âm
- Mão và Ngọ: Mão thuộc âm còn Ngọ thuộc dương
- Thân và Tỵ: Thân thuộc dương còn Tỵ thuộc âm
- Tuất và Mùi: Tuất thuộc dương còn Mùi thuộc âm
Địa Chi bán tam hợp
Lấy Tý, Ngọ, Mão, Dậu làm trung tâm, phân thành “tiền bán tam hợp” và “hậu bán tam hợp”.
Tiền bán tam hợp (sức mạnh kém hơn Địa chi tam hội và tam hợp):
- Thân, Tý bán hợp hóa Thủy
- Hợi, Mão bán hợp hóa Mộc
- Dần, Ngọ bán hợp hóa Hỏa
- Tỵ, Dậu bán hợp hóa Kim
Hậu bán tam hợp (sức mạnh kém hơn tiền bán tam hợp và lục hợp):
- Tý, Thìn bán hợp hóa Thủy
- Mão, Mùi bán hợp hóa Mộc
- Ngọ, Tuất bán hợp hóa Hỏa
- Dậu, Sửu bán hợp hóa Kim
Địa Chi tam hội
- Dần, Mão, Thìn tam hội là phương Đông Mộc
- Tỵ, Ngọ Mùi tam hợp phương Nam Hỏa
- Thân, Dậu, Tuất tam hội là phương Tây Kim
- Hơi Tý Sửu tam hội là phương Bắc Thủy
Địa Chi tương hình
Tương hình chỉ về những cái xấu như ốm đau, bệnh tật, thất bại… gồm có 3 loại là: Tự hình, nhị hình và tam hình.
Ẩn sinh ra hại, hại sinh ra ân, tam hình sinh ra từ tam hợp, trường hợp này giống như lục hại được sinh ra từ lục hợp. Đối với các mối quan hệ của con người hay mọi sự việc thì ví như vợ chồng vốn tương hợp, nhưng khi phản lại nhau thì thành ra hại nhau xung nhau.
Địa Chi tự hình
Thìn, Ngọ, Dậu, Hợi tự hình:
- Thìn hình Thìn
- Ngọ hình Ngọ
- Dậu hình Dậu
- Hợi hình Hợi
Tự hình là tự mình hình lấy mình, tức là tự mình có âm mưu hoặc mưu đồ nào đó mà dẫn đến phạm tội.
Địa chi nhị hình
Địa chi nhị hình hay còn gọi là Hỗ hình, Vô lễ chi hình.
Tý hình Mão :: Mão hình Tý (gọi là vô lễ chi hình hay còn gọi là hình phạt do vô lễ).
Tý hình Mão, Mão hình Tý là hình đối đáp lại lẫn nhau còn gọi là vô lễ chi hình, tức là do vô lễ mà gây ra phạm pháp hoặc sinh ra tai họa.
Phàm Tý hình Mão, Mão hình Tý đều gọi là hỗ hình, tức là hai bên hình đối chọi lại nhau. Lại cũng gọi là Vô lễ hình, vì Tý thủy với Mão mộc tương sinh như mẹ với con, nhưng hình nhau cho nên nói là vô lễ.
Tý hình Mão ứng điềm dâm loạn trong nhà, trên dưới bất thuận. Mão hình Tý gọi là bỏ sáng vào tối, vì Mão là giờ ban ngày nay hình lại Tý là giờ ban đêm, đường thủy chẳng thông, con cái chẳng khỏe.
Địa Chi tam hình
Dần Thân Tị đều thuộc Tứ mạnh, Sửu Tuất Mùi đều thuộc Tứ quý là hình trong một dạng ngang bằng nhau. Tam hình gồm có 2 loại:
- Dần hình Tị :: Tị hình Thân :: Thân hình Dần
- Sửu hình Mùi :: Mùi hình Tuất :: Tuất hình Sửu
Loại 1: Vô ân chi hình (Dần, Tỵ, Thân) (tương hình theo chiều kim đồng hồ)
- Dần hình Tỵ
- Tỵ hình Thân
- Thân hình Dần
Vô ân chi hình tức là cha con tổn hại nhau. Nói cha con vì Dần là chỗ sinh ra Tị hỏa mà Dần lại hình Tị, tức như cha hình con. Tị là chỗ sinh ra Thân kim, mà Tị lại hình Thân. Thân là chỗ sinh ra Thủy để dưỡng Dần mộc mà Thân lại hình Dần. Sinh ra ở đây tức Trường sinh vậy.
- Dần hình Tị: Sự cử động có hiểm trở, tai ương, quan họa, sự việc ở lúc trước phát sinh, nó hình mình thì mình đấu đối lại.
- Tị hình Thân: :Lớn nhỏ chẳng thuận nhau, nó hình mà mình giải, lấy ân nghĩa đáp lại cừu thù.
- Thân hình Dần: Người cùng quỷ thần hại nhau, trai gái chống chế nhau, nó hình động.
Mối quan hệ Dần Tị Thân còn được gọi là Hình hại vô ơn.
Loại 2: Thị thế hình (Sửu, Tuất, Mùi) (tương hình ngược chiều kim đồng hồ)
- Sửu hình Tuất
- Tuất hình Mùi
- Mùi hình Sửu
Thị thế hình tức là cậy thế lực mà hình hại lấy nhau, lại cũng gọi là bằng hình, anh em lấy sức lực làm tổn hại nhau.
- Sửu hình Tuất ứng về quan tai, hình cấm, hạng tôn quý làm tổn hại bọn ti tiện, có sự nhiễu loạn chẳng minh chính.
- Tuất hình Mùi: Ti hạ lăng mạ tôn trưởng, thê tài hung, cử sự bại.
- Mùi hình Sửu là điềm mặc áo tang, lớn nhỏ bất hòa.
Mối quan hệ Sửu Mùi Tuất còn gọi là Hình hại đặc quyền.
* Tổng kết mối quan hệ nội bộ của Địa Chi:
Đây là bảng tổng kết các mối quan hệ giữa các Địa Chi với nhau để có được cái nhìn tổng quan:
# | Tý | Sửu | Dần | Mão | Thìn | Tị | Ngọ | Mùi | Thân | Dậu | Tuất | Hợi |
Lục hợp | Sửu | Tý | Hợi | Tuất | Dậu | Thân | Mùi | Ngọ | Tị | Thìn | Mão | Dậu |
Tam hợp | Thân | Tị | Ngọ | Hợi | Thân | Dậu | Dần | Hợi | Tý | Tị | Dần | Mùi |
Thìn | Dậu | Tuất | Mùi | Tý | Sửu | Tuất | Mão | Thìn | Sửu | Ngọ | Mão | |
Tương xung | Ngọ | Mùi | Thân | Dậu | Tuất | Hợi | Tý | Sửu | Dần | Mão | Thìn | Tị |
Tương hại | Mùi | Ngọ | Tị | Thìn | Mão | Dần | Sửu | Tý | Hợi | Tuất | Dậu | Thân |
Tương hình | Mão | Mùi | Tị | Tý | Thìn | Dần | Ngọ | Sửu | Dần | Dậu | Sửu | Hợi |
Tuất | Thân | Thân | Tuất | Tị | Mùi |
Quan hệ giữa Thiên Can – Địa Chi và Ngũ hành
Thuật đoán mệnh xoay quanh Ngũ hành và Thiên can, Địa chi phát triển ra nhiều quan hệ phức tạp, đây đều là điểm cơ bản của thuật đoán mệnh.
Hành | Mùa | Phương | Thiên Can | Địa Chi |
Mộc | Xuân | Đông | Giáp, Ất | Dần, Mão |
Hỏa | Hạ | Nam | Bính, Đinh | Ngọ, Mùi |
Thổ | Tháng cuối mỗi mùa | Trung cung | Mậu, Kỷ | Thìn, Tuất, Sửu, Mùi |
Kim | Thu | Tây | Canh, Tân | Thân, Dậu |
Thủy | Đông | Bắc | Nhâm, Quý | Hợi, Tý |
Như vậy, chúng tôi vừa giới thiệu đến quý đọc giả những khái niệm cơ bản nhất về Âm dương, Ngũ hành và Can Chi. Bên cạnh đó bạn cũng biết được các mối quan hệ giữa chúng. Chúc bạn thành công!
